Mến chào tất cả các bạn nhé, trong bài viết này mình xin giới thiệu đến các bạn dòng cảm biến nhiệt độ can nhiệt loại K được sử dụng để đo lường nhiệt độ cao trong công nghiệp. Nếu các bạn đang cần tìm hiểu cũng như chọn mua cho mình một sản phẩm như vậy thì có thể tham khảo bài viết này của mình nhé. Nội dung của bài viết bao gồm cảm biến nhiệt độ loại K là gì ? Các phạm vi có thể ứng dụng được thiết bị này ? Các thông số kỹ thuật cần quan tâm ? Các ưu điểm khi sử dụng và một vài thông tin có liên quan khác. Từ đó chúng ta có thể dễ dàng hơn trong việc chọn cho mình một sản phẩm phù hợp nhất.
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều dòng cảm biến đo nhiệt độ khác nhau, tương ứng với các thang đo khác nhau. Nếu các bạn cần dùng thiết bị cảm biến để đo lường cho khoảng nhiệt từ -50-500°C thì không mấy xa lạ với dòng cảm biến nhiệt độ pt100 rồi đúng không nào ? Tuy nhiên thì nếu các bạn có nhu cầu đo lường mức nhiệt độ cao hơn lên đến 1200°C thì ta phải chuyển sang dòng cảm biến khác đó là cảm biến nhiệt độ loại K. Vậy cụ thể dòng cảm biến này như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn nhé.
Tóm tắt bài viết
Cảm biến nhiệt độ loại K là gì ?
Trước khi vào nội dung chính thì chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu sơ lược về dòng cảm biến này trước nhé. Cảm biến nhiệt độ loại K hay còn có các tên gọi khác như cảm biến can nhiệt K, đầu dò can nhiệt K, đầu dò nhiệt độ loại K (có tên tiếng Anh là Thermocouple type K) là một dòng thiết bị cảm biến được dùng để đo lường nhiệt độ trong công nghiệp. Đặc điểm chung của dòng cảm biến này là có khả năng đo lường mức nhiệt trong khoảng 0-1200°C và sẽ có tín hiệu đầu ra là dạng mV.
Trong trường hợp dùng cảm biến để đo lường nhiệt độ dưới 1100° C thì vật liệu cảm biến của can nhiệt K thông thường là Inox 304 và 316. Nếu đo lên 1200°C phải dùng vật liệu là inconel 600 hay dạng sứ. Tín hiệu ngõ ra của can nhiệt K là mV, vì can nhiệt K sẽ nhạy nhiệt độ hơn dòng Pt100 nhưng sẽ có sai số cao hơn nếu truyền ở khoảng cách xa.
Thành phần của cảm biến can nhiệt loại K:
- Cảm biến cặp nhiệt điện loại K (Niken-Crom / Niken-Alumel) là các loại cảm biến nhiệt độ được dùng phổ biến nhất hiện nay vì giá thành khá hợp lý, độ bền cao, khoảng nhiệt độ vừa phải.
- Có thể tùy chọn sai số thấp nhất là : ±1,1°C hoặc 0.4%
- Chúng thường có dãy đo trong khoảng nhiệt -270 ÷ 1200°C.
- Sai số tiêu chuẩn của cảm biến can nhiệt K trong khoảng ±2,2°C hoặc 0,75%.
- Chromel® gồm 90% niken và 10% crom; Alumel® là hợp kim bao gồm 95% niken, 2% mangan, 2% nhôm và 1% silic.
- Loại K là một trong những cặp nhiệt điện phổ biến nhất với độ nhạy khoảng 41 μV/ºC.
- Chromel® là dây dương, Alumel® là dây âm.
- Không tốn kém, và phạm vi của nó là từ –270 °C đến +1372 °C (–454 °F đến +2501 °F) và tương đối tuyến tính.
- Thành phần niken là từ tính, và như các kim loại từ tính khác, sẽ có độ lệch trong đầu ra khi vật liệu đạt tới điểm Curie, xảy ra ở nhiệt độ 350 °C (662 °F) đối với cặp nhiệt điện loại K. Điểm Curie là nơi vật liệu từ trải qua một sự thay đổi đáng kể trong tính chất từ của nó và gây ra sự sai lệch lớn đến tín hiệu đầu ra.
- Nó có thể được sử dụng trong không khí liên tục oxy hoá hoặc trung hòa.• Hầu hết sử dụng ở trên 538 °C (1000 °F).
- Tiếp xúc với lưu huỳnh góp phần vào sự hư hỏng sớm.
- Hoạt động ở nồng độ oxy thấp gây ra một sự dị thường gọi là quá trình oxy hóa ưu tiên của crom trong dây dương gây ra tình trạng gọi là ‘green rot’ tạo ra các sai lệch lớn nghiêm trọng nhất trong khoảng 816 đến 1038 °C (1500 đến 1900 °F). Việc thông gió hoặc bít kín ống bảo vệ có thể ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ tình trạng này.
- Chu kỳ trên và dưới 1000 °C (1800 °F) không được khuyến nghị do thay đổi đầu ra từ các hiệu ứng trễ.
Mình xin giới thiệu đến các bạn dòng cảm biến nhiệt độ can K có model là ASTCH được nhập khẩu từ hãng Asit – Italy. Đây là dòng cảm biến có nguồn gốc từ Châu Âu chính vì thế các tiêu chuẩn và chất lượng luôn được đặt lên hàng đầu. Các thiết bị can nhiệt này được bên công ty mình cung cấp cho rất nhiều khách hàng khác nhau và đều đáp ứng rất tốt công việc.
Cấu tạo của cảm biến nhiệt độ loại K:
Một cảm biến can nhiệt K sẽ thường bao gồm các phần như sau:
Que dò nhiệt độ (measuring sensor): Là bộ phận quan trọng nằm ở trong cùng của que đo, chứa hai dây kim loại (dây âm & dây dương) được coi là trái tim của can nhiệt, cảm nhận trực tiếp giá trị nhiệt độ, thông qua dây dẫn tín hiệu để thông báo giá trị nhiệt độ đo được. Các bạn lưu ý chúng ta phải đốt ở đầu que đo thì nhiệt độ mới được đo một cách chính xác nhé.
Bộ phận kết nối cơ khí (Process connection): Là phần kết nối giúp cố định can nhiệt K vào hệ thống, thiết bị cần đo. Thường tồn tại một vài dạng kết nối cơ bản là kết nối ren như G1/8, G3/8, G1/2, G3/4, kết nối mặt bích DN20 DN25 DN 30 , kết nối hàn, kết nối dạng phích cắm, kết nối dạng clamp,…
Bộ phận kết nối tín hiệu (Connetion head): Tùy thuộc vào loại can nhiệt type K mà có phần đầu kết nối này hoặc không – đối với can nhiệt K dạng dây sẽ không có phần đầu kết nối này. Phần này còn được gọi là đầu bảo vệ hay đầu củ hành, thường được làm từ vật liệu nhôm aluminium, gang dẻo cast iron hay thép không gỉ stainless steel, là bộ phận cơ học bảo vệ cầu đấu nối, dây tín hiệu bên trong. Dây tín hiệu này thường kết nối với PLC điều khiển, HMI, biến tần hoặc bộ màn hình hiển thị.
Ống bảo vệ đầu dò (Insullation rod): Nằm giữa lớp bảo vệ bên ngoài và đầu dò nhiệt độ là một lớp bảo vệ hỗn hợp khác, giúp cố định và và bảo vệ đầu dò nhiệt trong cùng một lần nữa, tránh sự tác động từ bên ngoài. Giữa hai lớp bảo vệ này phải có khoảng cách nhất định, đảm bảo khả năng truyền nhiệt mà không bị ảnh hưởng bởi sự giãn nở trong môi trường nhiệt độ cao của cảm biến.
Ống bảo vệ (Inner tube): Phần đầu dò của cảm biến được bao bọc bởi nhiều lớp bảo vệ khác nhau, trong đó lớp bảo vệ ngoài cùng (có thể bằng sứ hoặc loại vật liệu khác) có độ dày phù hợp với nhiệt độ cần đo, đồng thời phải có độ cứng cao, chịu được va đập và khả năng truyền nhiệt vào bên trong.
Bộ phận dây cáp (Cable): phần này chỉ xuất hiện trên các loại can nhiệt K dạng dây mà thôi các bạn nhé. Vì với các dạng củ hành chúng ta sẽ đấu dây cáp vào thay vì được tích hợp liền với sensor như TC K dạng dây. Dây cáp này thường được làm bằng vật liệu chịu nhiệt cao như silicon, teflon, dây bọc giáp hoặc dây PVC. Một vài hãng xịn xò hơn có thể làm chúng với vật liệu chịu nhiệt cực cao ngang ngửa với que đo.
Đệm sứ bảo vệ: đây là phần nằm trong đầu củ hành của các loại TC K dạng củ hành. Chúng có nhiệm vụ cách ly vít đấu nối khỏi thân vỏ cảm biến cũng như ngăn cách nhiệt lượng từ dưới truyền lên thông qua không khí bên trong. Bên cạnh đó thì chúng còn có chức năng làm điểm cố định vít đấu dây vào đầu củ hành.
Transmitter chuyển đổi tín hiệu: bộ phận này chúng ta không thường thấy trên can nhiệt K nhưng không có nghĩa là chúng không có. Chúng có nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu TC K ra thẳng dạng analog 4-20mA hoặc 0-10V để ta đưa về PLC điều khiển. Tuy nhiên thì với dạng nay phần ren của cảm biến phải nằm ở giữa que đo và cách đầu củ hành ra 1 khoảng để giảm nhiệt tránh gây hỏng transmitter.
Điểm khác nhau giữa cảm biến nhiệt độ pt100 và cảm biến nhiệt độ loại K:
So với cảm biến nhiệt độ pt100 thì cảm biến can nhiệt loại K sẽ có rất nhiều điểm khác biệt đấy. Cụ thể như sau:
Dãy đo của cảm biến: như ở trên mình có nói thì cảm biến nhiệt độ pt100 sẽ có thang đo trong khoảng -50-500°C còn cảm biến can nhiệt K sẽ có thang đo trong khoảng 0-1200°C
Cấu tạo của cảm biến: với cảm biến pt100 chúng ta có cấu tạo gồm 2 dạng là dạng củ hành và dạng que đo. Riêng cảm biến can nhiệt loại K thì sẽ có dạng que, dạng củ hành que inox và dạng củ hành que bọc sứ các bạn nhé.
Kích thước của cảm biến: về khoảng này thì có vẻ 2 dòng cảm biến này không khác nhau là mấy nếu cả 2 đều làm bằng Inox, có thể tùy chỉnh kích thước khác nhau. Nhưng nếu cảm biến can nhiệt K được làm bằng sứ thì sẽ ít nhiều có sự khác biệt về đường kính cũng như khả năng chịu va đập vật lý.
Giá thành của cảm biến: dĩ nhiên với thang đo lớn hơn thì giá thành của cảm biến can nhiệt dạng K cũng sẽ cao hơn rồi đúng không nào. Tuy nhiên thì thường sẽ cao hơn một chút hoặc là bằng so với pt100 nếu cùng kích thước.
Tín hiệu ngõ ra của cảm biến: với cảm biến pt100 thì tín hiệu ngõ ra sẽ là dạng điện trở, còn với cảm biến can nhiệt K tín hiệu ra là dạng mV các bạn nhé.
Số dây ngõ ra: với PT100 thì ta sẽ có PT100 2 dây, 3 dây và 4 dây hoặc 4 dây dạng kép hoặc 6 dây dạng kép, tức PT100 đôi. Với can nhiệt K thì mặc định là 2 dây với dạng đơn và 4 dây với dạng kép
Thương hiệu chế tạo: Hầu hết các hãng sản xuất đều sẽ chế tạo đồng thời PT100, PT1000 cũng như các loại can nhiệt K S B R J T E N các bạn nhé. Nên về thương hiệu thì chúng sẽ thường cùng chung với nhau chứ không hẵn là mỗi hãng khác nhau sẽ sản xuất chỉ 1 trong các loại trên
Khả năng tương thích cũng như thay thế: khi cảm biến bị hỏng thì chúng ta chỉ cần xác định loại cũ đang sử dụng là PT100 hay can nhiệt K là được. Vì 2 dòng này có chúng bản chất với loại cũ đang hỏng và chỉ cần thay thế vào là được. Vì tín hiệu PT100 và can nhiệt K đều có quy chuẩn chung.
Phân loại cảm biến can nhiệt loại K như thế nào ?
Tùy thuộc vào tiêu chí phân loại, cảm biến nhiệt độ type K được chia ra làm vài loại khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi xin phân loại can nhiệt K theo hai tiêu chí cơ bản dưới đây:
Dựa vào kiểu kết nối cơ khí của cảm biến:
Can nhiệt loại K với kết nối ren
Dòng này sẽ có tên tiếng anh là Thread Thermocouple type K, đây là dạng kết nối phổ biến được sử dụng nhiều nhất trên thị trường. Đối với những yêu cầu thông thường, chúng ta thường lựa chọn kết nối dạng ren, vừa thuận tiện trong quá trình sử dụng, vừa tối ưu hóa chi phí giá thành.
Có nhiều tiêu chuẩn kết nối ren thường được sử dụng như ren 1/8 NPT, 3/8 NPT, 1/2 NPT, 3/4 NPT, 1 NPT, G1/8, G3/8, G1/2, G3/4, G1 hoặc ren BSP,…
Can nhiệt loại K với kết nối phích cắm
Dòng này có tên tiếng anh là Plug Thermocouple type K, là một dạng can nhiệt thường được sử dụng ở những vị trí thường xuyên phải di chuyển, tháo rời. Bích cắm giúp chúng ta có thể tháo và gắn lại như một chui điện dân dụng mà không cần phải đấu dây rườm ra.
Can nhiệt K với kết nối dạng Clamp
Có tên tiếng anh là Clamp Thermocouple type K, thường được sử dụng cho những ứng dụng như đo bề mặt ống, dễ dàng tháo lắp khi kết nối hàn cố định không khả dụng. Dòng này phù hợp cho các loại đường ống, thanh tròn, bề mặt tiếp xúc dạng tròn không thể hàn hay có ren sẵn.
Can nhiệt loại K với kết nối hàn
Dòng này có tên tiếng anh là Weld-pad Thermocouple type K, thường được sử dụng đối với một số ứng dụng đo nhiệt độ bề mặt (bề mặt bình, bồn, kết cấu thép,…). Phần dưới của đầu dò thường được hàn lên bề mặt của kết cấu cần đo.
Can nhiệt loại K với kết nối mặt bích
Dòng này có tên tiếng anh là Flanged Thermocouple type K, là dạng kết nối được sử dụng nhiều thứ hai sau kết nối ren, với các tiêu chuẩn mặt bích thông dụng như ANSI, JIS, DIN,… Với kết nối mặt bích được sử dụng cho những vị trí nhiều rung động, hoặc trong môi trường áp suất cao, dĩ nhiên thì các loại này phải đi đôi với dầu do kích thước lớn.
Dựa vào cấu tạo ngoài hình của can nhiệt K
Cảm biến can nhiệt K đầu củ hành:
Là loại cảm biến nhiệt độ type K được thiết kế bao gồm một đầu bảo vệ (vì phần đầu bảo vệ này có hình dạng củ hành nên nhiều người dùng Việt Nam gọi với tên là can nhiệt củ hành loại K), có chức năng bảo vệ các terminal hoặc transmitter chuyển đổi (từ tín hiệu mV sang mA) nằm bên trong. Loại can nhiệt có đầu bảo vệ này thường được thiết kế cho những ứng dụng đo nhiệt độ cao từ 400-1200°C tùy vào từng loại can nhiệt củ hành.
Khi sử dụng loại này chúng ta cần phải đấu dây và chắc vít có sẵn trong đầu củ hành, hoặc nếu cần thiết có thể gắn thêm các transmitter để chuyển tín hiệu mV sang 4-20mA hoặc 0-10V và sau đó ra dây từ đây
Cảm biến can nhiệt K dạng sợi – dạng que – dạng dây:
Khác với can nhiệt củ hành, loại can nhiệt K dạng sợi không bao gồm phần đầu bảo vệ (đầu củ hành) phía trên, thích hợp để đo các ứng dụng có nhiệt độ thấp dưới 400°C tùy theo thiết kế từng nhà sản xuất trong các vị trí, khu vực nhỏ hẹp như khuôn đúc, lò có kích thước nhỏ, phòng thí nghiệm,… Loại can nhiệt này có chiều dài dây dẫn tùy theo yêu cầu cụ thể của khách hàng.
Khi sử dụng loại này chúng ta có thể đấu trực tiếp dây cáp vào các thiết bị đọc như PLC, biến tần, bộ đọc can nhiệt,…vì chúng đã có dây cáp chờ sẵn.
Các thông số kỹ thuật của cảm biến can nhiệt loại K:
- Model: sản phẩm có mã là ASTCH, T1F1 với dạng inox và T2M1 và ASTCG với dạng bọc sứ
- Hãng sản xuất: được bên mình nhập khẩu từ hãng Asit và Noken của Italy
- Ngõ ra (Output): thường là tín hiệu điện áp mV/V. Hoặc có thể gắn thêm transmitter nếu cần ngõ ra 4-20mA
- Độ dài cảm biến: 100mm, 150mm, 200mm, 500mm và 1000mm tùy nhu cầu mà chọn cho phù hợp.
- Đường kính cảm biến: Ø1mm, Ø2mm, Ø3mm, Ø4mm, Ø5mm, Ø6mm, Ø9mm, Ø10mm, Ø12mm, Ø20mm, Ø22mm,…
- Dãy đo cảm biến: 0-800°C, 0-1100°C và 0-1200°C
- Ứng dụng: trong các lò hơi, các lò nung, các ống khói, các nơi có nhiệt độ cao trong dãy đo,…
- Vật liệu cấu thành: đầu củ hành làm bằng nhôm đúc. que đo làm bằng inox SS304 hoặc SS316, SS316L, ống sứ C779,…
- Số dây ngõ ra: mặc định là 2 dây với dạng TC K đơn và 4 dây với TC K đôi
- Kích thước ren vặn: có thể tùy chọn dạng M8, G1/8″, G3/8″, G1/2″, G3/4″, G1″,…
- Dạng cảm biến: có thể tùy chọn dạng que hoặc dạng củ hành tùy vào mức nhiệt chúng ta sử dụng
- Chiều dài dây cáp: thông số này chỉ xuất hiện trên TC K dạng dây hoặc dạng que. Mặc định là dây sẽ dài 2m nhưng nếu các bạn muốn dài hơn như 3m 4m 5m 6m 7m 10m 15m thì có thể tùy chọn với nhà cung cấp
- Thời gian bảo hành: lên đến 12 tháng 1 đổi 1 nếu có lỗi từ nhà sản xuất
Các bạn lưu ý giúp mình là nếu dãy đo của chúng ta dưới 1100°C thì ta nên sử dụng cảm biến nhiệt độ loại K dạng Inox, còn nếu dãy đo của chúng ta lên 1200°C thì ta dùng loại cảm biến có cấu tạo bằng sứ các bạn nhé.
Ưu và nhược điểm của cảm biến nhiệt độ K
Ưu điểm của can nhiệt K
- Cảm biến can nhiệt K được sử dụng vô cùng rộng rãi và phổ biến, cho nên thuận tiện trong quá trình tìm kiếm, sửa chữa hoặc thay thế khi bị hư hỏng
- Giá thành can nhiệt K thường gí hợp lý và có nhiều phân khúc hàng khác nhau để chúng ta lựa chọn cho phù hợp
- Dải đo của thermocouple type K rộng (–200° đến +1260°C), phù hợp với hầu hết các ứng dụng công nghiệp thông thường như lò hơi, lò đốt rác, lò thêu, lò nấu kim loại,..
- Mặc dù không bằng RTD, nhưng khả năng ổn định của can K có thể chấp nhận, có thể tái sản xuất, chính xác và nhanh.
- Điện áp do can K tạo ra độc lập với chiều dài và đường kính dây.
- Kích thước của can nhiệt K rất đa dạng có thể tùy chọn theo nhu cầu sử dụng
- Tuổi thọ của can K thường cao hơn cảm biến nhiệt độ RTD.
Nhược điểm của can nhiệt K
- Can K không tuyến tính, và việc chuyển đổi điện áp ngõ thành giá trị nhiệt độ không đơn giản như những thiết bị đo trực tiếp, luôn luôn cần đến bộ khuếch đại, và việc hiệu chuẩn chúng có thể thay đổi bởi vì sự nhiễm bẩn, sự thay đổi thành phần do quá trình ôxi hóa bên trong.
- Cảm biến nhiệt độ can K không thể sử dụng ở trạng thái dây trần trong chất lỏng dẫn điện, và nếu dây của nó không đồng nhất, điều này có thể tạo ra những điện áp mà rất khó phát hiện.
- Tín hiệu mV ra của can nhiệt loại K rất nhỏ làm cho nó dễ bị nhiễu và bị giới hạn đối với những ứng dụng dải đo tương đối rộng. Cần có các thiết bị chuyên dụng để đọc loại tín hiệu này
- Sai số lớn hơn các dòng cảm biến nhiệt độ RTD và độ nhạy cũng không cao bằng. Chỉ phù hợp cho các thang đo nhiệt cao và độ chính xác không qua khắc khe.
- Thermocouple loại K có thành phần niken là từ tính, và như các kim loại từ tính khác, sẽ có độ lệch trong đầu ra khi vật liệu đạt tới điểm Curie, xảy ra ở nhiệt độ 350 °C (662 °F) đối với cặp nhiệt điện loại K. Điểm Curie là nơi vật liệu từ trải qua một sự thay đổi đáng kể trong tính chất từ của nó và gây ra sự sai lệch lớn ảnh hưởng đến tín hiệu đầu ra.
Cách kiểm tra cảm biến can nhiệt độ loại K như thế nào ?
Trong quá trình sử dụng chắc chắn sẽ có lúc chúng ta cảm biến gặp vấn đề gì đó, có thể nguyên nhân là do cảm biến đã không còn sử dụng được nữa. Vậy nếu chúng ta muốn kiểm chứng vấn đề này thì phải làm như thế nào. Lúc này chúng ta sẽ dùng đồng hồ vạn năng VOM để kiểm tra tín hiệu mV theo mức nhiệt của cảm biến. Cụ thể thì ứng với một mức tín hiệu mV sẽ có mức nhiệt độ kèm theo. Cụ thể như thế nào thì các bạn tham khảo theo bảng dưới đây nhé.
Bước 1: chúng ta sử dụng VOM chỉnh về thang đo mV. Các bạn lưu ý VOM phải có tính năng đo mV nhé. Nếu chỉ phân dãy đến V thì không thể đo được
Bước 2: chúng ta sẽ xem giá trị đo được là bao nhiêu và đối chiếu lại với bảng bện trên. Ứng với từng mức nhiệt độ thì sẽ có một mức mV cụ thể nào đó. Ví dụ nhiệt độ môi trường là 30 độ C thì mức mV đo được sẽ vào khoảng 1,203 mV
Bước 3: chúng ta dùng lửa đốt phần đầu của cảm biến để xem mức mV có tăng tuyến tính và tăng đều hay không. Nếu tăng đều tức là cảm biến còn sử dụng được. Nhưng nếu đến 1 mức nào đó bị chửng lại hoặc giá trị đo bị nhảy loạn thì chắc chắn sensor đã hỏng.
Cảm biến nhiệt độ loại S thay thế cho can nhiệt K:
Nếu các bạn có nhu cầu đo lường nhiệt độ cao hơn mức 1200°C thì không thể nào sử dụng cảm biến nhiệt độ can K rồi đúng không nào ? Vậy cách giải quyết trong trường hợp này là ta sẽ sử dụng cảm biến nhiệt độ loại S các bạn nhé. Dòng cảm biến này sẽ có cấu tạo phần que đo hoàn toàn bằng sứ tương tự như can K loại sứ.
Tín hiệu ngõ ra của cảm biến cũng là dạng mV như các dòng cảm biến can nhiệt khác. Tuy nhiên thì khác biệt sẽ là về khoảng đo của cảm biến, với cảm biến can nhiệt S chúng ta có thể đo lường nhiệt độ lên đến 1600°C một cách dễ dàng.
Mình xin giới thiệu đến các bạn dòng đầu dò nhiệt độ loại S có model là ASTCG cũng được nhập khẩu từ hãng Asit – Italy. Và dĩ nhiên thì cảm biến này cũng đều đạt chuẩn Châu Âu và có thể yên tâm khi sử dụng trong mức nhiệt độ cao. Các bạn tham khảo một vài thông số kỹ thuật dưới đây nhé.
Thông số kỹ thuật của cảm biến can nhiệt S:
- Model: sản phẩm có mã là ASTCG series
- Xuất xứ: được bên mình nhập khẩu từ hãng Asit và Noken của Italy
- Dãy đo lớn nhất: dưới 1700°C.
- Vật liệu cấu tạo: Ceramic 610 và Ceramic 710.
- Đường kính đầu dò: Ø15mm đối với Ceramic, còn khi làm bằng Inox là Ø21mm.
- Chiều dài cảm biến: có thể lên đến 2000mm.
- Ngõ ra (Output): có thể tùy chọn 4-20mA hoặc không tùy vào nhu cầu.
- Có thể chọn loại đơn (2 dây) hoặc loại đôi (4 dây).
- Thời gian bảo hành: lên đến 12 tháng 1 đổi 1 nếu có lỗi từ nhà sản xuất
Xem chi tiết về hơn về thiết bị này thông qua bài viết: Cảm biến can nhiệt S
Cách thức chọn mua cảm biến nhiệt độ như thế nào ?
Nếu như bạn là một kỹ thuật viên hoặc có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực hay ứng dụng đo lường nhiệt độ thì có thể bỏ qua phần này nhé. Tuy nhiên sẽ rất hữu ít cho những bạn lần đầu tìm hiểu đấy. Cụ thể thì để có thể chọn cho mình một cảm biến nhiệt độ tốt nhất và phù hợp nhất thì ta cần chú ý một vài vấn đề như sau:
- Dãy đo của cảm biến: đây là phần quan trọng nhất của việc chọn mua cảm biến, các bạn cần lưu ý giúp mình phần này nhé. Nếu các bạn đo lường nhiệt độ dưới 500°C thì ta dùng cảm biến pt100, nếu dùng cho nhiệt độ dưới 1200°C thì ta dùng cảm biến can nhiệt K, nếu dùng cho nhiệt độ dưới 1600°C thì ta dùng cảm biến can nhiệt S.
- Kích thước của cảm biến: phần này cũng quan trọng không kém vì nó ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình lắp đặt và khả năng đo lường. Cụ thể thì các bạn cần quan tâm đến chiều dài và đường kính que đo cũng như phần ren kết nối – mặt bích như thế nào các bạn nhé. Riêng với cảm biến nhiệt độ can nhiệt bằng sứ thì que đo được cấu tạo từ 2 phần inox và sứ, lúc này ta cần chọn kích thước phần inox và phần sứ sau cho phù hợp.
- Giá thành của cảm biến: về khoản này thì mình khuyên các bạn nên sử dụng các dòng cảm biến nhiệt độ đến từ Châu Âu là tốt nhất. Vì các dòng cảm biến của Châu Á tuy có giá thành rất thấp, thậm chí là thấp hơn một nữa so với hàng của Châu Âu. Nhưng khi gia nhiệt sẽ gặp nhiều vấn đề như sai số, cháy thiết bị, báo ảo,…
- Nơi cung cấp cảm biến: các bạn nên chọn các nơi cung cấp cảm biến nhiệt độ uy tín và có kinh nghiệm về sản phẩm. Hiện nay Công Ty BFF đang là đại diện cung cấp các dòng cảm biến nhiệt độ độc quyền của hãng Asit tại thị trường Việt Nam hiện nay. Bên mình cam kết hàng chất lượng, có bảo hành và có hóa đơn chứng từ đầy đủ cho khách hàng.
Một số ứng dụng của các loại cảm biến nhiệt độ trong đời sống:
Trong phần này mình sẽ đưa ra một vài ngành ứng dụng cảm biến nhiệt độ để chúng ta có thể hình dung được mức độ phổ biến của các dòng cảm biến là như thế nào nhé. Cụ thể một số lĩnh vực có thể ứng dụng như:
- Luyện kim: dùng khá nhiều dòng cảm biến như pt100, can nhiệt K, can nhiệt S, can nhiệt R,…
- Nhiệt độ môi trường: thường sẽ dùng các loại nhiệt kế, cảm biến pt100, can nhiệt T,…
- Nhiệt lạnh: sử dụng các loại như điện trở oxit kim loại
- Phương tiện giao thông: các loại cảm biến pt100, nhiệt kế dạng điện tử
- Sản xuất hàng hóa: thường dùng nhiệt kế điện tử – chất bán dẫn hay pt100 để đo lường nhiệt độ môi trường
- Nông nghiệp: sử dụng nhiệt kế điện tử, can nhiệt loại T,…
- Gia công kim loại: sử dụng can nhiệt các loại như K, S, T, E, R, J,…
- Giáo dục: sử dụng nhiệt kế điện tử, cảm biến pt100, can nhiệt K,…
Bộ hiển thị giá trị nhiệt độ:
Nếu các bạn sử dụng cảm biến đo nhiệt độ pt100, can nhiệt K, can nhiệt S hay các loại cảm biến can nhiệt khác thì sẽ có lúc chúng ta cần sử dụng đến màn hình hiển thị đúng không nào. Việc này sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng ta trong việc giám sát cũng như điều khiển tín hiệu trong quá trình sử dụng. Đó là lý do vì sao chúng ta nên trang bị thêm một màn hình hiển thị rời để lắp đặt tại vị trí dễ dàng quan sát nhất các bạn nhé.
Mình xin giới thiệu đến các bạn dòng màn hình hiển thị nhiệt độ có model là OM402UNI được nhập khẩu từ hãng Orbit Merret thuộc Cộng Hòa Séc. Đây là dòng thiết bị hiển thị kèm các tín hiệu ngõ ra như analog 4-20ma, 0-20ma, 0-5v, 0-10v, relay on/off, modbus RTU,…Sản phẩm đạt chất lượng Châu Âu nên các bạn có thể yên tâm khi chọn mua và sử dụng. Các thông số của bộ hiển thị dưới đây.
Thông số của bộ hiển thị nhiệt độ:
- Model: sản phẩm có mã là OM402UNI
- Xuất xứ: sản phẩm được bên mình nhập khẩu từ hãng Orbit Merret thuộc Cộng Hòa Séc. Hiện tại bên mình đang là đại lý cung cấp độc quyền các sản phẩm của hãng này tại thị trường Việt Nam.
- Tín hiệu ngõ vào (Input): bộ hiển thị đọc được các dòng cảm biến thông dụng như can nhiệt loại K, cảm biến biến dạng S, cảm biến dạng B…Ngoài ra bộ OM352UNI còn đọc được tín hiệu nhiệt điện trở thông dụng như Cảm biến Pt100, pt1000,…
- Hiển thị: trên màn hình có 6 led, cho giá trị hiển thị nhiệt đô lên đến 9999 độ C
- Cài đặt: có 5 phím hiệu chuẩn, dùng để cài đặt nhiệt độ.
- Sử dụng nguồn cấp: 80-265VAC có thể tuỳ chọn dùng nguồn 10..30VDC, thường ta sẽ dùng 24VDC và 220VAC
- Cách ly chống nhiễu tín hiệu lên đến: 4000 VAC => bảo vệ thiết bị của bạn trong trường hợp xảy ra sự cố.
- Sai số: mức sai số của bộ hiển thị nhiệt độ chỉ 0.1%
- khả năng hiển thị: có thể hiện thị thông qua 6 LED từ -99999 đến 999999 và có thể sử dụng 2 LED cuối để hiển thị nhiệt độ
- Khả năng cài đặt: có thể cài đặt thông số thông qua 5 phím bấm trên màn hình
- Thời gian bảo hành: 1 đổi 1 trong vòng 12 tháng
Bộ chuyển đổi tín hiệu mV sang relay, 4-20ma, modbus:
Nếu các bạn đang có nhu cầu sử dụng cảm biến nhiệt đo dạng can nhiệt K, S, T, E, R, J,… và muốn chuyển dạng tín hiệu này thành analog 4-20ma, 0-20ma, 0-5v, 0-10v, 1-5v, relay on/off, modbus rtu,…thì có thể sử dụng bộ hiển thị mình vừa giới thiệu bên trên các bạn nhé. Tuy nhiên thì nếu các bạn chỉ cần chuyển đổi tín hiệu và không có nhu cầu quan sát giá trị đo đạc thì có thể sử dụng bộ chuyển đổi tín hiệu nhé.
Mình xin giới thiệu đến các bạn dòng chuyển đổi tín hiệu có model là OMX333UNI cũng đến từ hãng Orbit Merret mình vừa giới thiệu bên trên nhé. Đây là dòng chuyển đổi tín hiệu đa năng có kèm theo chức năng chống nhiễu tín hiệu, rất phù hợp cho các ứng dụng dễ bị nhiễu hay các môi trường có nhiều tác nhân gây nhiễu. Các bạn tham khảo một vài thông số kỹ thuật dưới đây.
Thông số kỹ thuật của bộ chuyển tín hiệu:
- Model: sản phẩm có mã là OMX333UNI
- Xuất xứ: nhập khẩu từ hãng Orbit Merret – Châu Âu (Cộng Hòa Séc)
- Ngõ vào (Input): đọc được các dạng tín hiệu can nhiệt K, S, T, E, R, J,…
- Ngõ ra (Output): thiết bị có thể tùy chọn một trong các tín hiệu sau 4-20mA, 0-20mA, 0-10v, 0-5v, 1-5v, relay on/off, modbus RTU
- Hệ số cách ly và chống nhiễu: 2500 VAC, chống nhiễu tốt trong môi trường có nhiều tác nhân sinh ra từ trường
- Sai số: thiết bị có sai số chỉ 0.1%
- Thời gian phản hồi: thời gian phản hồi tín hiệu của thiết bị chỉ 1ms, gần như chúng ta không thấy được độ trễ này
- Nguồn cấp: nguồn sử dụng cho thiết bị 10-30VDC
- Nhiệt độ làm việc: hoạt động tốt trong khoảng nhiệt -20-60°C
- Thời gian bảo hành: lên đến 12 tháng, 1 đổi 1
- Cài đặt dễ dàng thông qua các dip switch và bằng phần mềm.
Lời kết:
Trên đây là các thông tin liên quan đến cảm biến can nhiệt loại K, hy vọng sẽ giúp ích cho những bạn đang muốn tìm hiểu và chọn mua. Ngoài ra bên mình còn cung cấp các loại Cảm biến nhiệt độ pt100 Cảm biến can nhiệt S các bạn có thể tham khảo nếu có nhu cầu. Mọi thắc mắc cần tư vấn các bạn vui lòng liên hệ mình qua các thông tin sau:
Phone – Zalo: 0779 81 81 84 (An Nguyễn)
Email: An.nguyen@bff-tech.com
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.